Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

QUY TRÌNH ỐP- LÁT GẠCH MILAN HOME CENTER


* Vai trò quan trọng của kỹ thuật ốp, lát
Để công trình trở nên hoàn hảo, kỹ thuật ốp lát đúng quy cách đóng góp phần tăng lên 30% vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình.

Một sản phẩm ốp, lát đẹp dựa trên các tiêu chí:
        
1. Bề mặt nền (tường trước khi ốp lát) phải được làm phẳng và cân bằng. Chúng tôi khuyến cáo nên xử lý các vật liệu chống thấm trước khi thi công.
Nếu bề mặt công trình trước khi ốp lát không phẳng, sẽ gây nên tác hại chịu lực khác nhau cho sản phẩm và tạo nên sự tiếp xúc giữa gạch và cốt nền không tốt.
2. Bề mặt cốt ốp lát phải phẳng và sạch, không bẩn, bụi để keo hay xi măng bám tốt hơn vào cốt nền.
                 
3. Phải chuẩn bị tốt ánh sáng đèn, độ sáng cần cao hơn thông thường: sử dụng bóng đèn công suất 150W để quan sát tốt khi thi công.

4. Các loại vật liệu sử dụng dán gạch phải chọn phù hợp với bề mặt cốt (bề mặt cốt có thể là gạch, xi măng, betong, gỗ…). Có thể sử dụng keo chuyên dùng hoặc hồ dầu để dán gạch.  

5. Gạch ốp lát là vật liệu rất cứng vậy nên  giòn và dễ bị vỡ khi va chạm nên yêu cầu kĩ thuật viên phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh va chạm.  Khe hở nhỏ nhất cho phép giữa các viên nhỏ hơn 1,0 mm.

6. Hết sức lưu ý trong quá trình ốp lát, kĩ thuật viên phải tạm nghỉ khi bề mặt ốp lát còn tiếp tục, sẽ dẫn đến dễ bị khác biệt về bề mặt phẳng khi ốp lát tiếp, vậy nên thường phải ốp, lát liên tục một mặt phẳng sẽ đảm bảo công trình hoàn hảo hơn.
7. Sử dụng ke vuông để điều chỉnh các khe hở của các viên. Không đặt ke vào góc mà phải đặt theo chiều “cắm vào khe theo chiều đứng”. Mỗi  cạnh 2 ke (1 góc có 4 ke). Sau khi ốp lát xong, để cho bề mặt ổn định từ 2÷4 ngày. Sau đó sẽ rút ke và vệ sinh bằng máy hút bụi các khe hở giữa các viên gạch trước khi trét mạch.
8. Phải để cự ly 8 mm giữa gạch và tường (cho nền). Nếu bề mặt ốp lát lớn hơn 70m2 phải sử dụng ke giàn nỏ.
Mọi hiệu chỉnh bề mặt về độ phẳng hay vị trí các viên gạch phải thực hiện ngay sau khi đặt các viên. Tránh trường hợp khi đã khô nền và gạch đã cố định trên cốt tiến hành điều chỉnh vị trí, nên phải kiểm tra bề mặt ốp lát ngay khi thi công. Luôn luôn dùng búa cao su để điều chỉnh khi thi công. Gạch ốp lát là sản phẩm nung,vậy nên luôn luôn có dung sai (sai lệch kích thước, độ phẳng..), tuy nhiên sai lệch trên nằm trong pham vi tiêu chuẩn, cho nên khi ốp lát kỹ thuật viên nên điều chỉnh độ phẳng, kích thước theo quy luật bù trừ.

9. Trước khi trét mạch phải đảm bảo các khe hở sạch: dùng bay mỏng và quạt hút bụi để hút sạch các vật liệu nằm trong khe.

10. Sử dụng bay có phủ chất xốp để chà (kĩ thuật viên có thể liên hệ với bên nhà cung cấp keo để mua các dụng cụ cho ốp lát).

11. Sau khi trét mạch xong, sau 24 giờ mới có thể đi lại trên bề mặt lát. Do công trình còn phải hoàn thiện thi công các phần việc bổ sung nên sau khi lát phải bảo vệ bề mặt gạch cẩn thận và phủ bằng các loại tấm bìa caton.   

12. Chỉ được lát bề mặt sau khi công trình đã hoàn thiện các công việc: trần, sơn trần, tường thi công xong phần điện, điều hòa, ánh sáng, lắp xong cửa, cầu thang…

13. Tránh ngâm gạch trong nước  trước khi ốp lát.

14. Tránh để các chất bẩn bám lên bề mặt gạch ( xi măng, keo dán, keo chà hay các loại vữa dán gạch…). Phải vệ sinh ngay các vết bẩn trên sản phẩm bằng các chất tẩy, nếu để lâu quá 24h, các chất bẩn sẽ bám dính chặt vào sản phẩm sẽ làm giảm đáng kể chất lượng công trình.
     

Theo Vũ Đức Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét